Quy trình thành lập công ty doanh nghiệp
→ Tham khảo các điều kiện thành lập công ty tại đây
→ Tham khảo đặc điểm, ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam (Công ty TNHH, Công ty công ty TNHH 1 thành viên, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh) tại đây.
→ Tham khảo hồ sơ thành lập công ty (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh) tại đây.
→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty (Công ty TNHH, Công ty công ty TNHH 1 thành viên Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh) tại đây.
Quy trình thành lập công ty doanh nghiệp gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
- Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp TẠI ĐÂY
- Bước 2: Chuẩn bị bản sao CMND/Hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 6 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
- Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
- Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
- Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
- Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
- Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
- Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
- Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
- Bước 3: Đăng bố cáo
- Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
- Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
- Bước 6: Đặt in và phát hành hóa đơn GTGT theo thông tư 39/2014/TT-BTC trước khi sử dụng.
- Bước 7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
- Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp
- Con dấu pháp nhân doanh nghiệp
- Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty)
- Hóa đơn GTGT
- Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in
- Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT
- Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
- Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số
- Token kê khai thuế qua mạng
→ Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty ACC để thành lập công ty dễ dàng chỉ với 5 bước.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: (028) 3811 0987 ( 20 Line )
Hotline: 093 883 0 883 gặp Mr.Dụng
Pingback: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trọn gói tại TPHCM